CÀ PHÊ ROBUSTA, NIỀM TỰ HÀO CỦA VIỆT NAM
Vùng đất đỏ Bazan huyền thoại Tây Nguyên – Việt Nam, nơi sản sinh ra hàng triệu tấn cà phê Robusta hàng năm. Đây là niềm tự hào không chỉ của người dân 5 tỉnh Tây Nguyên Dak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Dak Nông và Lâm Đồng nói riêng mà là của cả dân tộc Việt Nam nói chung về Cây cà phê ROBUSTA có sản lượng xuất khẩu đứng số 1 thế giới.
Với diện tích hơn 600,000 ha, sản lượng vượt 1.8 triệu tấn mang về cho Việt Nam giá trị kim ngạch hơn 3.5 tỉ USD. Thổ nhưỡng, khí hậu thiên phú, độ cao phù hợp vô cùng thuận lợi, cây cà phê Robusta trở thành di sản, là tài sản lớn của người dân Tây Nguyên. Vì thế, việc giữ gìn, duy trì và phát triển là hết sức quan trọng và cần đặc biệt quan tâm không chỉ của cá nhân các hộ nông dân trồng cà phê mà của cả chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan. Chúng ta cần nhìn nhận thực trạng và đặt ra các vấn đề trọng yếu cần suy ngẫm và cùng tìm giải pháp để phát triển cây cà phê Robusta đạt năng suất cao, chất lượng tốt, bảo vệ môi trường xanh, sạch và bền vững.
Phương pháp thu hái đảm bảo đúng kỹ thuật không làm gãy cành ảnh hưởng năng suất cho mùa vụ năm sau, tỷ lệ trái chính phải đạt =>90%. Hiện tại tỷ lệ hái trái xanh > 50% việc này dẫn đến ảnh hưởng lớn đến chất lượng vị cà phê, trái cà phê tươi bị thu hoạch sớm (trái non) chưa đủ thể chất, trọng lượng làm ảnh hưởng đến sản lượng. Hãy thử nghiệm bằng cách cân 100 quả tươi cà phê. 100 quả chín có trọng lượng nặng hơn 100 quả non (chưa chín) là 15%.
4.1: Chế biến khô: Dry/ Natural/ Unwashed Sau khi thu hoạch quả tươi về loại bỏ lá,cành, tạp chất, trái hư mang ra phơi nắng tự nhiên đến khi độ ẩm đạt đến 12% - < 13% là đạt. Cho đóng bao bảo quản và chờ xay xát. 4.2: Chế Biến bán ướt: Semi-washed Trái cà tươi sau thu hoạch về loại bỏ lá cành, trái hư, tạp chất, đất đá cho vào máy xát bỏ đi lớp vỏ thịt và lớp nhờn, rửa sạch hoàn toàn và mang phơi nắng tự nhiên hoặc sấy bằng máy. (không ủ lên men). 4.3: Chế biến bán ướt theo phương pháp mật ông: Semi-Washed (Honey method) Phương pháp này mất nhiều thời gian và công sức hơn. Cũng như cách chế biến semi-washed. Sau khi xát bỏ lớp vỏ thịt, lớp nhờn cho vào bao ủ 16 giờ, sau đó mang phơi (không rửa qua nước). Thời gian phơi cho phương pháp này mất nhiều thời gian gấp 3 lần phương pháp chế biến bán ướt thông thường.
4.4: Chế biến ướt: Full Washed Chế biến ướt hoàn toàn khá phức tạp bao gồm nhiều công đoạn, cần hệ thống máy móc và trang thiết bị hỗ trợ mới thực hiện được. Cần một lượng nước khá lớn để xử lý. Yêu cầu tỷ lệ trái chín đạt >95%. Bước một, vệ sinh làm sạch tạp chất, ngâm tất cả cà vào bồn nước chảy, phân loại. Bước 2: Được thực hiện qua máy xát vỏ thịt và lớp nhờn. Bước 3: Quá trình ủ lên men từ 24h đến 36h. Sau đó rửa sạch hoàn toàn chất nhờn. Bước 4: Công đoạn sấy kho đạt đến độ ẩm là 12 đến 12.5%. (có thể sấy bằng máy, phơi nắng tự nhiên hoặc phơi trong nhà kính). Chế biến ướt thường áp dụng cho cà phê Arabica.
Tổng quát, từ khâu thu hái trái tươi, sơ chế, chế biến, bảo quản là cả một quá trình, các công đoạn đều đòi hỏi phải thực hiện đúng, phù hợp. Thực trạng tồn tại là phần lớn nông dân hái cà phê có tỷ lệ trái non quá lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Cần thay đổi thu hái phải đạt độ chín, không thu hái trái non. các phương pháp chế biến phải phù hợp, đúng kỹ thuật không để cà phê bị ẩm, móc. Với sự thấu hiểu, tình yêu và niềm đam mê cà phê trong suốt hơn 10 năm qua, DakTô coffee cam kết mang đến cho người tiêu dùng loại cà phê có chất lượng tốt nhất. Với Phương châm và khẩu hiệu: “Cam Kết chỉ cung cấp cà phê sạch và nguyên chất”
Cà phê Nhân thành phẩm Robusta DakTô có sự khác biệt rõ rệt so với các loại cà phê khác ở các điểm như sau:
Cà phê Dak Tô xây dựng thương hiệu dựa trên nền tảng chất lượng. Góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.!