CÀ PHÊ NHÂN – CÁC LỖI THƯỜNG GẶP, THỢ RANG NÊN NHẬN BIẾT
(GREEN BEAN AND DEFECTTIVE BEAN)
Các lỗi có thể nhận diện bằng mắt thường qua hình dáng
Nhân dị tật, nhân rỗng ruột: (malformed bean; shell and ear)
Nhân vỡ ½ nhân. ( Broken bean)
Nhân bị côn trùng gây hại (Insect - damaged bean)
Nhân bị hô héo – nhẹ về khối lượng ( whitered bean)
Nhân trắng xốp - ( Spongy bean)
Nhân bị đốm (Blotchy bean, spotted bean) Nhân có những đốm vàng khác thường
Nhân đen: (Black bean) Đen từng phần hay đen toàn bộ
Nhân xanh – đen ( Black – Green bean) Nhân cà phê chưa chín, thường có bề mặt nhăn nheo, có màu xanh đậm hoặc gần như đen và vỏ lụa ánh bạc
Nhân Non (Immature bean) Nhân cà phê chưa chín, thường có bề mặt nhăn nheo, vỏ lụa màu xanh nhạt hoặc lục ánh bạc, thành tế bào và cấu trúc bên trong chưa phát triển hoàn chỉnh
Các lỗi nhận diện qua thử nếm:
Nhân có mùi hôi hoặc có mùi lên men (bean producing stinker or fermented flavours): Nhân có bề ngoài bình thường nhưng có mùi rất khó chịu, phát hiện được trong cà phê pha (như mùi lên men, chua, hay mùi hôi hoặc cá thối, mùi mốc, hôi tanh, mùi đất, mùi gỗ, mùi Rio, mùi phenol hoặc như mùi bao tải đay có thể phát hiện được.
Hạt cà phê bị mất mùi (bean producing other current off-flavours):
Tục ngữ ta có câu: “ Một con sâu làm rầu nồi canh” Một hạt cà phê lỗi có thể làm hỏng cả một ly cà phê. Với tình yêu nghề và trách nhiệm, chúng tôi luôn chú trọng đến từng hạt cà phê.